Thí nghiệm đá dăm – cấp phối đá dăm nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý, cường độ biến dạng, chịu nén, độ hao mòn va đập… Đá dăm xây dựng là loại vật liệu được sử dụng hầu hết trong quá trình thi công phần kết cấu của công trình từ công tác làm móng, cọc đến phần thân.
Dựa trên các tiêu chuẩn áp dụng của Bộ xây dựng cũng như quy trình kỹ thuật chuẩn, Trung Tâm Thí Nghiệm cung cấp dịch vụ thí nghiệm đá dăm – cấp phối đá dăm cho kết quả chính xác để ứng dụng trong các công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
- 1 I. Thí nghiệm đá dăm
- 1.1 1. Các nội dung thí nghiệm đá dăm
- 1.2 2. Tiến hành thí nghiệm đá dăm
- 1.2.1 2.1. Xác định khối lượng thể tích đá nguyên khai
- 1.2.2 2.2. Khối lượng riêng của đá
- 1.2.3 2.3. Khối lượng thể tích xốp của đá dăm
- 1.2.4 2.4. Độ rỗng của đá nguyên khai và đá dăm
- 1.2.5 2.5. Thành phần hạt của đá dăm
- 1.2.6 2.6. Hàm lượng bụi, bùn, sét
- 1.2.7 2.7. Chỉ số tương đương cát ES (AASHTO T176)
- 1.2.8 2.8. Độ hao mòn va đập Los Angeles
- 1.2.9 2.10. Cường độ chịu nén của đá nguyên khai
- 1.2.10 2.11. Độ nén dập của đá dăm
- 1.2.11 2.12. Hàm lượng hạt dẹt của đá dăm
- 1.2.12 2.13. Xác định độ hấp phụ bề mặt
- 2 II. Thí nghiệm cấp phối đá dăm
I. Thí nghiệm đá dăm
1. Các nội dung thí nghiệm đá dăm
– Khối lượng thể tích đá của đá nguyên khai.
– Khối lượng riêng của đá dăm.
– Khối lượng thể tích xốp của đá dăm.
– Độ rỗng của đá nguyên khai & đá dăm.
– Thành phần hạt của đá dăm.
– Hàm lượng chung bụi, bùn, sét.
– Chỉ số tương đương cát ES.
– Độ hao mòn va đập Los Angeles.
– Cường độ chịu nén.
– Độ nén dập.
– Hàm lượng hạt dẹt.
– Độ hấp phụ nước (hấp phụ bề mặt).
– Độ bền Sun-fát.
– Phản ứng kiềm Al-Kali
2. Tiến hành thí nghiệm đá dăm
2.1. Xác định khối lượng thể tích đá nguyên khai
a. Bản chất phép thử: Xác định khối lượng mẫu khô và thể tích tự nhiên của mẫu (Bao gồm cả lỗ rỗng tự nhiên), từ đó tính khối lượng thể tích của đá dăm nguyên khai.
b. Tóm tắt các phương pháp
Đo trực tiếp thể tích:
+ Gia công mẫu thành các mẫu hình trụ tròn hoặc hình lập phương
+ Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi, cân khối lượng.
+ Đo các kích thước mẫu bằng thước kẹp, tính thể tích mẫu.
Ngâm bão hòa trong nước
+ Thường áp dụng với các loại đá dăm không gia công thành kích thước hình học rõ ràng.
+ Lựa chọn đá dăm, rửa sạch, sấy khô, cân khối lượng.
+ Ngâm mẫu bão hòa, cân khối lượng trong không khí & cân trong nước.
Bọc sáp cân trong nước
+ Bản chất của phương pháp này giống phương pháp ngâm bão hòa trong nước.
+ Dùng phương pháp này trong trường hợp đá dăm nhiều lỗ rỗng.
+ Lựa chọn đá dăm, rửa sạch, sấy khô, cân khối lượng.
+ Đun paraphin (sáp) nóng chảy, nhúng đá dăm vào để sáp bọc kín, lấy ra cân khối lượng.
+ Cân khối lượng mẫu bọc sáp trong không khí và cân trong nước.
Đo thể tích mẫu bão hòa bằng nước
+ Lựa chọn đá dăm, rửa sạch, sấy khô, cân khối lượng.
+ Ngâm mẫu bão hòa, cho nước cất vào bình có khắc vạch đo thể tích, thả đá dăm vào bình, thể tích nước trong bình tăng thêm đó chính là thể tích đá dăm.
2.2. Khối lượng riêng của đá
a. Bản chất phép thử: Xác định khối lượng mẫu khô và thể tích hạt của mẫu đá (coi như không còn lỗ rỗng), từ đó tính khối lượng riêng đá dăm.
b. Tóm tắt phép thử
+ Nghiền nhỏ mẫu (qua sàng 2mm)
+ Xác định khối lượng riêng giống như khối lượng riêng của đất.
2.3. Khối lượng thể tích xốp của đá dăm
a. Bản chất phép thử: Xác định khối lượng mẫu đá dăm khô và thể tích của mẫu ở trạng thái đổ đống (xốp), từ đó tính khối lượng thể tích xốp của đá dăm.
b. Tóm tắt phép thử
+ Thùng chứa đã biết trước khối lượng và thể tích.
+ Sấy khô mẫu đá dăm
+ Xúc đổ mẫu vào thùng chứa, dùng thước gạt bằng mặt thùng.
+ Cân khối lượng của thùng và đá dăm.
2.4. Độ rỗng của đá nguyên khai và đá dăm
Phương pháp tính toán
+ Xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích của đá nguyên khai, từ đó tính độ rỗng đá nguyên khai.
+ Xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích xốp của đá dăm từ đó tính độ rỗng đá dăm.
2.5. Thành phần hạt của đá dăm
+ Phân tích thành phần hạt bằng phương pháp sàng.
+ Trình tự tiến hành tương tự phân tích thành phần hạt của đất bằng phương pháp sàng.
2.6. Hàm lượng bụi, bùn, sét
Phương pháp rửa
Tóm tắt
+ Sấy khô đá dăm, cân khối lượng.
+ Rửa sạch bụi, bùn, sét trong đá dăm bằng thùng rửa có vòi.
+ Hàm lượng bụi, bùn, sét được tính bằng % so với tổng khối lượng mẫu ban đầu.
2.7. Chỉ số tương đương cát ES (AASHTO T176)
a. Bản chất phương pháp
+ Chỉ số ES gián tiếp phản ánh hàm lượng bụi, sét trong đá dăm, cát hoặc đất.
+ ES là chỉ số tính bằng % tỉ số giữa chiều cao cột vật liệu và tổng chiều cao cột nước kết bông.
+ Phương pháp này xác định gián tiếp bụi, sét nhanh hơn nhiều so với phương pháp rửa
b. Tóm tắt phương pháp
+ Sấy khô cốt liệu, sàng lấy 120g lọt qua sàng 5mm;
+ Đổ vật liệu vào ống đong, đổ vào 1 ít dung dịch nước rửa, ngâm mẫu và lắc mẫu để bụi sét hòa vào nước rửa.
+ Dùng ống rửa tia nước rửa vào mẫu để tiếp tục tách bụi sét ra khỏi mẫu đến ngang vạch quy định.
+ Đo chiều cao cột mẫu và tổng chiều cao cột mẫu và cột nước kết bông trong ống đong.
2.8. Độ hao mòn va đập Los Angeles
a. Khái niệm
Xác định gián tiếp mức độ cốt liệu bị bánh xe mài mòn, va đập làm cho mòn, vỡ bằng cách cho 1 lượng cốt liệu có thành phần hạt nhất định vào 1 thùng quay cùng với các viên bi sắt.
– Trước đây dùng phương pháp độ hao mòn Deval, khi thùng quay cốt liệu sẽ mài mòn do ma sát vào nhau và ma sát vào thùng quay.
– Los Angeles cho thêm các viên bi sắt nên khi thùng quay các viên bi còn va đập làm vỡ thêm các viên đá (mô phỏng việc bánh xe va đập vào mặt đường khi chuyển động).
b. Tóm tắt phương pháp
– Sấy khô cốt liệu, lấy 1250g hoặc 2500g mỗi loại tùy thuộc vào phương pháp thí nghiệm.
– Phối hợp các cỡ hạt để đạt được khối lượng ban đầu là 5000g( hoặc 10000g).
– Đổ VL và các viên bi (6 đến 12 viên) vào thùng quay, cho thùng quay 500 vòng (hoặc 1000 vòng).
– Lấy vật liệu ra, sàng qua sàng 1,7mm.
– Rửa sạch, sấy khô phần cốt liệu trên sàng rồi cân khối lượng.
– L.A chính là phần trăm cốt liệu tổn thất ( dưới sàng ) so với khối lượng mẫu ban đầu.
2.10. Cường độ chịu nén của đá nguyên khai
Tóm tắt phương pháp
+ Gia công đá thành các tổ mẫu hình trụ hoặc hình lập phương có kích thước 50mm.
+ Nén mẫu theo các phương dọc thớ, ngang thớ ở trang thái khô hoặc trạng thái bão hòa nước.
+ Tính toán cường độ chịu nén trung bình của các tổ mẫu dựa trên lực phá hoại mẫu và tiết diện mẫu.
2.11. Độ nén dập của đá dăm
Tóm tắt phương pháp
+ Rút gọn mẫu đá dăm, cân khối lượng (Tùy theo kích cỡ lơn nhất của đá dăm), sấy mẫu khô hoặc ngâm mẫu bảo hòa.
+ Đưa mẫu vào xi lanh nén, gia tải đến lực quy định và giữ tải tùy theo phương pháp.
+ Lấy mẫu khỏi xi lanh, sàng mẫu qua sàng 2,5mm, sấy khô rồi cân khối lượng.
+ Độ nén dập chính là % cốt liệu lọt qua sàng so với khối lượng mẫu ban đầu.
2.12. Hàm lượng hạt dẹt của đá dăm
Tóm tắt phương pháp
+ Rút gọn mẫu đá dăm, sấy mẫu khô, cân khối lượng ( tùy theo kích cỡ của đá dăm );
+Tách các hạt có chiều dài lớn hơn 3 lần chiều cao bằng thước kẹp hoặc thước đo khe hở;
+ Hàm lượng hạt dẹt chính là % khối lượng cốt liệu dẹt với khối lượng mẫu ban đầu.
2.13. Xác định độ hấp phụ bề mặt
Tóm tắt phương pháp
+ Rút gọn mẫu đá dăm, sấy mẫu khô, cân khối lượng ( tùy theo kích cỡ của đá dăm ).
+ Ngâm mẫu bão hòa; lau các viên đá dăm bão hòa bằng khăn ẩm, cân lại khối lượng.
+ Độ bão hòa chính phần trăm hàm lượng nước hút vào đá dăm so với khối lượng mẫu khô.
II. Thí nghiệm cấp phối đá dăm
Các nội dung thí nghiệm:
– Khối lượng riêng
– Khối lượng thể tích xốp
– Thành phần hạt
– Tương quan dung trọng
– Độ ẩm
– Chỉ số CBR
– Độ hao mòn va đập Los Angeles
– Hàm lượng hạt dẹt
– Chỉ số dẻo
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TÍN NGHĨA (CCQC)
TIN NGHIA CONSTRUCTION CONSULTING AND QUALITY CONTROL. JSCo
Trụ sở chính: 72 Trần Nguyên Đán, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Chi nhánh: Số 58, ngõ 88, Trần Quang Diệu, P.Quang Trung, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
Văn phòng đại diện: 869 Âu Cơ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://ccqc.vn/
Email: tvtinnghia@ccqc.vn
Tel: 02363 724 725 - Fax 02363 724 723