Khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Sửa chữa mặt đường các đoạn Km1109+539 – Km1110+450 (tuyến cũ),Km1114+600 – Km1115+450 (tuyến cũ), Km1114+600 – Km1121+150 (tuyến mới),Quốc lộ 1, tỉnh Quảng Ngãi

Đóng góp bởi: Admin 181 lượt xem Đăng ngày 09/09/2023

Khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Sửa chữa mặt đường các đoạn Km1109+539 – Km1110+450 (tuyến cũ), Km1114+600 – Km1115+450 (tuyến cũ), Km1114+600 – Km1121+150 (tuyến mới), Quốc lộ 1, tỉnh Quảng Ngãi với những nội dung chính như sau:

1. Mục đích khảo sát:

Thu thập đo đạc số liệu về địa hình khu vực, tuyến,hiện trạng mặt đường, mỏ vật liệu, kết cấu nền mặt đường, hệ thống ATGT, hệthống thoát nước,…để phục vụ cho việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xâydựng công trình.

2. Phạm vi, nội dung khảo sát:

Khảo sát toàn bộ hiện trạng tuyến các đoạn Km1109+539 – Km1110+450 (tuyến cũ), Km1114+600 -Km1115+450 (tuyến cũ), Km1114+600-Km1121+150 (tuyến mới), Quốc lộ 1, tỉnh Quảng Ngãi.

3. Công tác khảo sát:

3.1. Khảo sát địa hình, tuyến, trắc dọc, trắc ngang:

a) Lập mốc cao độ:
– Hệ cao độ được sử dụng cao độ giả định;
– Mật độ mốc: Đối với các đoạn có chiều dài < 500m, lập 01 mốc/ đoạn; đối với các đoạn còn lại lập 02 mốc /1Km.
b) Đo vẽ bình diện:
– Hướng tuyến: Theo hướng tuyến hiện tại;
– Các đoạn có đo vẽ trắc dọc, trắc ngang: Vẽ bình diện tuyến từ số liệu trắc
dọc, trắc ngang;
– Tỷ lệ đo vẽ: Đo vẽ bình diện tuyến tỷ lệ 1/1000.
c) Trắc dọc:
– Đo trắc dọc tim đường, địa hình cấp III: Trắc dọc cần phản ánh được thay đổi cao độ tuyến đường, các vị trí công trình. Đo vẽ trắc dọc tỷ lệ 1/1000, 1/100;
– Cọc chi tiết: Rải cọc với khoảng cách lẻ trung bình ≤ 40m đối với đường thẳng và đường cong có bán kính cong nằm R ≥ 500m; rải cọc ≤ 10m đối với đường cong có bán kính cong nằm R ≤ 500m. Ngoài ra, cắm các cọc đặc biệt TĐ, P, TC cọc Km, cọc cống và cọc địa hình.
d) Trắc ngang:
– Đo vẽ trắc ngang đường cũ, địa hình cấp III; Tỷ lệ đo, vẽ: 1/200; các cọc chi tiết trong phạm vi đo trắc dọc tuyến đều đo trắc ngang;
– Phạm vi đo, vẽ: Từ tim đường ra mỗi bên trung bình 6,5m.
– Thể hiện cao độ: Tim đường, mép mặt nhựa, mép lề, vai đường mép rãnh và các vị trí địa hình tại các mặt cắt ngang trên đoạn tuyến.

3.2. Khảo sát đo vẽ hiện trạng và kết cấu, địa chất nền mặt đường:

– Đo, vẽ hiện trạng hư hỏng mặt đường (sình lún, nứt rạn mai rùa, bong tróc, lưu ý cập nhật rà soát các vị trí đã sửa chữa, xử lý bão lũ bước 1…), thể hiện loại hư hỏng, các kích thước hư hỏng trên bình đồ duỗi thẳng.
– Khoan kiểm tra chiều dày các lớp bê tông nhựa; trung bình 02 lỗ/km, tại các
vị trí cần lựa chọn là đại diện kết cấu của đoạn tuyến hoặc tại các bị hư hỏng nhẹ,
nứt mai rùa;
– Đào hố kiểm tra chiều dày kết cấu nền móng mặt đường, trung bình 01 hố/Km đào so le theo chiều dọc tuyến; kích thước hố đào lớn nhất KT(0,5×0,5)m, chiều sâu đào hết chiều dày kết cấu; vị trí hố đào cần lựa chọn là đại diện kết cấu của đoạn tuyến hoặc tại các vị trí nứt gẫy, sình lún, xử lý bão lũ.
– Đo mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman, mật độ đo trung bình 10điểm/1Km, vị trí đo cần lựa chọn là đại diện cho đoạn tuyến.

3.3. Điều tra, khảo sát hiện trạng các c ng trình khác có liên quan:

– Điều tra hệ thống công trình an toàn giao thông: Hệ thống biển báo, cọc tiêu, sơn tim đường, hộ lan mềm;
– Điều tra hệ thống đường giao với tuyến, đường vào cơ quan, công sở, đường vào cây xăng, gara ô tô: Điều tra về kết cấu, chiều rộng mặt đường, tải trọng, hệ thống thoát nước (lưu ý thống kê đan đậy, cống, cầu, rãnh, hố thu, lưới chắn rác);
– Điều tra các công trình khác có liên quan: Hệ thống cáp quang, đường ống nước, cột điện;
– Điều tra mỏ vật liệu, bãi thải: Thu nhập các thông tin về mỏ vật liệu xây dựng đang khai thác như: vị trí, cự ly, loại đường và trữ lượng các mỏ vật liệu; vị trí đổ vật liệu thải; mặt bằng lán trại và bãi chứa vật tư vật liệu; nguồn điện và nước phục vụ thi công; có biên bản thỏa thuận với địa phương về vị trí đổ vật liệu thải;
– Thu thập số liệu từ hồ sơ hoàn công của các công trình có liên quan trong phạm vi nghiên cứu.
– Bố trí nhân công và hệ thống biển báo để đảm bảo giao thông trong suốt quá trình đào hố kiểm tra chiều dày kết cấu, chiều dày lớp bê tông nhựa mặt đường và các hạng mục khảo sát khác.

3.4. Quay phim, chụp ảnh:

– Chụp hình lưu giữ hình ảnh (kết hợp quay video) hiện trạng mặt đường, tổng quan về đoạn tuyến, các công trình phụ, hệ thống đường ngang, hệ thống ATGT…
– Thể hiện các hư hỏng trên mặt đường tương ứng với lý trình

4. Công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi:

Trên cơ sở kết quả khảo sát, tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình đảm bảo tiến độ, phù hợp với các quy định hiện hành.


Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TÍN NGHĨA (CCQC)

TIN NGHIA CONSTRUCTION CONSULTING AND QUALITY CONTROL. JSCo

Trụ sở chính: 72 Trần Nguyên Đán, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh: Số 58, ngõ 88, Trần Quang Diệu, P.Quang Trung, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội

Văn phòng đại diện: 869 Âu Cơ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://ccqc.vn/

Emailtvtinnghia@ccqc.vn

Tel: 02363 724 725 - Fax 02363 724 723

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *