Dịch Vụ Đo Đạc Khảo Sát Địa Hình

Đóng góp bởi: Admin 123 lượt xem Đăng ngày 28/08/2023

Đo đạc khảo sát địa hình (gọi tắt là khảo sát địa hình) là hoạt động nghiên cứu, đánh giá về địa hình, điều kiện tự nhiên trên bề mặt phần đất tại vị trí dự kiến xây dựng công trình. Việc khảo sát địa hình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình.

Đối với những công trình quan trọng thì trong quá trình thi công và khai thác công trình cần quan trắc chuyển vị lún, nghiêng, đánh giá mức độ ổn định, an toàn cho công trình, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt giới hạn cho phép.

Mục đích của đo đạc khảo sát địa hình :

– Giúp xác định chính xác vị trí của các công trình.

– Tìm hiểu và đánh giá được một cách cụ thể điều kiện địa hình tuyến khảo sát, từ đó có đề xuất biện pháp thi công công trình.

– Khảo sát địa hình xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.

– Các công trình quan trọng thì cần quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ an toàn và ổn định, đưa ra giải pháp phù hợp nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Nội dung đo đạc khảo sát địa hình:

Dịch vụ khảo sát địa hình CCQC – Giá cả cạnh tranh.

– Khảo sát địa hình một cách khái quát.

– Thu thập và phân tích những tài liệu trắc địa, địa vật địa hình đã có ở địa điểm cần xây dựng công trình.

– Xây dựng mạng lưới trắc địa hạng 3, 4, lưới khống chế và lưới trắc địa đo mặt bằng – độ cao, lưới thủy các chuẩn hạng 2, 3, 4.

– Đo vẽ địa hình, hệ thống công trình kỹ thuật ngầm, chụp ảnh hàng không nếu cần thiết.

– Chỉnh sửa lại bản đồ địa hình.

Phương pháp đo đạc khảo sát địa hình

Phạm vi khảo sát của dịch vụ đo đạc địa chính là: Khống chế mặt bằng và độ cao; đo bình đồ khu vực xây dựng; đo mặt cắt dọc – ngang các mặt tỷ lệ; điều tra giải phóng mặt bằng; khảo sát giao cắt với các công trình khác,…

Khống chế mặt bằng:

Công tác khống chế mặt bằng trong đo đạc khảo sát địa hình bao gồm việc đo nối tọa độ quốc gia hệ VN2000 và xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực:

Đo nối tọa độ quốc gia hệ VN2000:

– Xác định 2 điểm tọa độ quốc gia bằng GPS, độ chính xác tương đương đường chuyền cấp 1.

– Sử dụng thiết bị đo máy GPS 1 tần số với thời gian đo 1 ca khoảng 1 giờ, độ chính xác trong khoảng từ 5 –  10mm.

Tạo lưới khống chế tọa độ khu vực:

– Từ 2 điểm GPS đã được xác định trong công tác đo đạc tọa độ, lập lưới tọa độ khu vực với 4 đường chuyền cấp 2, bao trùm toàn khu vực khảo sát địa hình.

– Sử dụng Máy toàn đạc điện tử Leica TC1800, độ chính xác đo góc lên tới 1”, chính xác đo cạnh là 2mm + 2ppm.

– Phương pháp đo: Góc đo 2 vòng, đo 2 lần ở cạnh, đo đi và đo về. Sai số đo góc ≤ 12”, sai số cạnh là 1/10000.

– Trong dịch vụ đo đạc khảo sát địa hình, cấu tạo mốc khống chế sử dụng cây sắt ф10, chiều dài là 1.2m, được đóng sâu xuống đất. Trên mặt đổ bê tông với kích thước khối 30x30cm, độ dày 20cm. Mốc cao bằng mặt đất.

– Xác định bình sai theo phương pháp PVV = min

Đo đạc khảo sát địa hình – Công ty CP TVXD & KĐCL Công trình Tín Nghĩa (CCQC)

Công tác khống chế độ cao

– Lấy mốc từ các điểm cao độ quốc gia hệ Hòn Dấu, tiếp tục đo đạc khảo sát địa hình với phương pháp đo truyền cao độ về công trình bằng tuyến thủy chuẩn hạng 3, kết hợp đo đi và khép về khoảng 5km.

– Thiết bị đo truyền độ cao hạng 3 là máy thủy chuẩn quang học Leica NA2 với độ chính xác máy là 0.7mm/km. Ngoài ra, còn sử dụng máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 với độ chính xác 0.9 mm/Km. Mia thủy chuẩn thường là 4m.

– Xác định bình sai chính xác theo phương pháp PVV = Min.

Phương pháp đo đạt bằng máy thủy

Đo bình đồ khu vực xây dựng:

– Dịch vụ đo đạc khảo sát địa hình đo đạc bình đồ cao độ bằng máy Toàn đạc điện tử Leica TC405 và Leica TC307.

– Điểm chi tiết được đo: Đường, cống, nhà, hàng rào, cột điện,… độ cao được đo trung bình với 5 – 10m/điểm. Địa hình và vật đo sẽ được xác định bằng ký hiệu trên bản đồ đo đạc địa chính.

Đo mặt cắt dọc – ngang tuyến:

a.Đo mặt cắt dọc:

– Các điểm đo mặt cắt dọc thể hiện chi tiết sự thay đổi về địa hình, địa vật của công trình;

– Khoảng cách đo cần tuân theo tiêu chuẩn và quy phạm về đo đạc khảo sát địa hình;

– Những địa hình đặc biệt, hay có sự thay đổi đột ngột thì không đo phân biệt khoảng cách, cần phản ánh được chiều dài công trình, các mặt cắt ngang, điểm chính,…

b. Đo mặt cắt ngang:

– Đối với đo mặt cắt ngang, kỹ sư dịch vụ khảo sát địa chính cần xác định khoảng cách đo các điểm không vượt 2, 3m; Với các địa hình đặc biệt thì khoảng cách các điểm cần rút ngắn hơn.

– Đặt máy ngay tại các cọc được xác định trên tuyến. Khi đo chú ý hướng đo của các mặt cắt cần phải vuông góc với công trình khảo sát.

Trong việc dịch vụ khảo sát địa chính, những người kỹ sư thực hiện đo đạc khảo sát địa hình cần xác định rõ được phương pháp, máy móc hỗ trợ khảo sát theo tiêu chuẩn Việt Nam cùng cách thức sử dụng máy. Đặc biệt cần có những kỹ năng đo đạc tốt, phục vụ cho quá trình thiết kế, thi công xây dựng sau này.


Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TÍN NGHĨA (CCQC)

TIN NGHIA CONSTRUCTION CONSULTING AND QUALITY CONTROL. JSCo

Trụ sở chính: 72 Trần Nguyên Đán, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh: Số 58, ngõ 88, Trần Quang Diệu, P.Quang Trung, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội

Văn phòng đại diện: 869 Âu Cơ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://ccqc.vn/

Emailtvtinnghia@ccqc.vn

Tel: 02363 724 725 - Fax 02363 724 723

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *